LÀM SAO ĐỂ VƯỢT QUA PHẦN NGHE VSTEP NGAY CẢ KHI BẠN YẾU TIẾNG ANH?

Ngày: 09/09/2024

LÀM SAO ĐỂ VƯỢT QUA PHẦN NGHE VSTEP NGAY CẢ KHI BẠN YẾU TIẾNG ANH?

Nếu kỹ năng nghe đang khiến bạn lo lắng trong kỳ thi VSTEP, đừng lo! Onthivstep.vn sẽ giúp bạn nắm bắt những bí quyết tăng điểm một cách hiệu quả, ngay cả khi bạn còn yếu kỹ năng này.
Đừng để phần nghe trở thành rào cản trên con đường chinh phục chứng chỉ VSTEP của bạn! Áp dụng ngay những phương pháp đơn giản để tự tin vượt qua bài thi dễ dàng.

Mẹo làm phần nghe bài thi vstep

1. CẤU TRÚC BÀI THI VSTEP TIẾNG ANH PHẦN NGHE

Để chinh phục phần thi Listening VSTEP, yếu tố quan trọng hàng đầu là hiểu rõ cấu trúc đề thi. Điều này giúp bạn phân bổ thời gian ôn luyện và làm bài một cách hiệu quả nhất.
Thời gian thi: 40 phút, Tổng số câu hỏi: 35
Đề thi gồm 3 phần: 
  • Phần 1: thí sinh nghe các hướng dẫn, thông báo, hội thoại ngắn (8 câu)
  • Phần 2: thí sinh nghe các bài hội thoại dài (12 câu)
  • Phần 3: thí sinh nghe các bài diễn văn, bài giảng, bài nói chuyện dài (15 câu)
Thực tế, điểm cao phần thi nghe không chỉ dựa vào kỹ năng nghe của bạn, bởi nhiều bạn “điếc” tiếng anh nhưng làm bài xong điểm vẫn cao, đơn giản vì làm bài nghe còn phải tính đến cách bạn làm bài có đủ “khôn ngoan” hay không.
=> Xem thêm chi tiết kỹ năng nghe bậc 3 - 5 VSTEP

2. LÝ DO KHIẾN BẠN HỌC MÃI KHÔNG TĂNG ĐIỂM PHẦN NGHE?

Kém tập trung: Mọi người thường có khả năng tập trung trí não vào một vấn đề trong thời gian ngắn.
Trung bình mỗi người chỉ tập trung vào 1 vấn đề khoảng 8 phút – thời gian này chỉ bằng 1/5 thời lượng bài thi nghe vstep. Trong khi đó, bạn phải vừa tập trung nghe, bắt từ khóa và phân tích. Lựa chọn đáp án đúng. Nếu sự chuẩn bị cho phần nghe là không tốt, bạn sẽ rất dễ bị tụt điểm phần này.

Đề thi khó: Về cơ bản, định dạng đề thi và chủ để nghe sẽ giống nhau nhưng nội dung sẽ khác nhau. Vì vậy độ khó còn mang tính “may rủi”
Nhưng hơn hết còn phụ thuộc vào vốn từ vựng và kỹ năng nghe bắt từ khóa của bạn.

Bẫy đề thi: Trong quá trình nghe sẽ có những “bẫy từ vựng: khiến bạn khó phân biệt đáp án đúng – sai và lưỡng lự làm mất thời gian làm bài và mất sự tập trung nghe

3. PHƯƠNG PHÁP LUYỆN NGHE TIẾNG ANH HIỆU QUẢ 

Có 2 phương pháp ôn tập phổ biến

a. Passive Listening

Passive Listening là sự kết hợp của một hoạt động khác và hoạt động nghe. Do đó, người nghe có thể nghe một đoạn audio tiếng Anh nhưng người nghe vẫn làm được một hoạt động khác, chẳng hạn như đọc báo, dọn dẹp,... Phương pháp này không cần người nghe đặt trọng tâm vào phần chi tiết của bài nghe.
Vì vậy, Passive Listening sẽ phù hợp với các hoạt động sau:

Nghe để gợi nhớ kiến thức cũ
Đây là một phương pháp để giúp người nghe gợi nhớ lại một số kiến thức hoặc từ vựng đã từng học một thời gian trước đây nhưng hiện người nghe không còn sử dụng hoặc đã quên. Người nghe có thể nghe phần kiến thức này để não bộ có thể làm quen lại với phần thông tin cũ, giúp người nghe ghi nhớ lại kiến thức này một lần nữa.
Ví dụ: Người nghe có thể chọn một bài tập nghe đã làm để luyện tập Passive Listening. Bằng cách này, người nghe có thể gợi nhớ được phần thông tin cũ và nhớ lại được những lỗi sai cũ (nếu có).

Nghe để học cách phát âm của người bản xứ
Vì trong quá trình nghe thụ động, người nghe không chú tâm quá nhiều về chi tiết mà chỉ nghe đoạn audio mà thôi. Khi đơn giản chỉ nghe người bản xứ nói sẽ giúp người nghe làm quen với cách phát âm, ngữ điệu, tốc độ,… của người nói. Khi luyện tập nghe thụ động như vậy, người nghe sẽ dần làm quen với cách phát âm nói chung của tiếng Anh, từ đó có thể cải thiện kĩ năng nghe và nói của bản thân.
Ví dụ: Người nghe có thể nghe những bài podcast hoặc video từ Tedtalk, Duolingo,... để có thể nghe cách người bản xứ nói. Từ đó, người nghe có thể làm quen và ‘bắt chước’’ cách nói và phát âm của họ.

b. Active Listening

Active Listening là sự kết hợp giữa nghe hiểu và nghe từ đầu đến cuối. Khi áp dụng phương pháp nghe này, người nghe sẽ tập trung vào ngôn ngữ được nói ở cấp độ từ và câu để có thể hiểu chi tiết của đoạn nghe. Trong quá trình luyện tập, não của người nghe cần phải tập trung để tiếp nhận và hiểu rõ ràng các thông tin mà họ đang thu nạp. Việc tập trung khiến cho quá trình thu nạp và nắm bắt thông tin diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.
Vì vậy, Active Listening sẽ phù hợp cho các hoạt động sau:

Nghe để tìm đáp án cho một chi tiết của một đoạn hội thoại Tiếng Anh
Trong những bài tập nghe tiếng Anh, người nghe thường phải tìm đáp án cho một chi tiết được nhắc đến trong đoạn hội thoại. Và để có thể nắm bắt được phần thông tin này, người nghe phải ứng dụng Active Listening để có thể trả lời câu hỏi. Những dạng câu hỏi thường gặp ở dạng bài tập này có thể là trắc nghiệm, điền vào ô trống hoặc nối các thông tin thích hợp.

Nghe để tìm đại ý chung cả đoạn hội thoại tiếng Anh:
Ở dạng bài tập này, người nghe sẽ phải nghe đoạn hội thoại từ đầu đến cuối để đúc kết được phần đại ý hoặc nội dung chính đoạn hội thoại đang muốn nói đến là gì. Với dạng câu hỏi này, người nghe phải chú ý tất cả các chi tiết trong đoạn hội thoại vừa nghe để có thể có đáp án cuối cùng.
Ví dụ: Với đề bài trên, người nghe cần phải xác định được National Art Centre cung cấp dịch vụ chính là gì. Người nghe cần phải nghe kĩ tất cả chi tiết của bài để có thể chọn được đáp án cuối cùng.
Và đặc biệt đối với người “điếc” tiếng anh hoàn toàn, việc nghe tiếng anh bắt đầu từ con số 0, bạn không nghe được bất kỳ thông tin gì trong 1 câu nói, cần sử dụng phương pháp nghe kết hợp transcript và nghe đục lỗ để luyện tập cơ bản trước khi áp dụng 2 phương pháp trên.
=>> Luyện tập thành thạo kỹ năng nghe và các kỹ năng khác để tự tin chinh phục chứng chỉ VSTEP tại đây:
👉 Luyện thi B1 tiếng anh online
👉 Luyện thi B2 tiếng anh online

4. LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG BỊ 'BẪY' TRONG PHẦN NGHE VSTEP?

Phần 1: đòi hỏi thí sinh cần tập trung vào chi tiết (details) của thông báo hoặc hướng dẫn. Cả 4 lựa chọn đều sẽ xuất hiện trong đoạn ghi âm, vì vậy nên dễ gây các “bẫy” cho người nghe.

B1: Đọc kỹ câu hỏi và các lựa chọn: Phần 1 đề sẽ có đoạn đọc ví dụ về cách làm bài nen sẽ có khoảng 1 phút, thí sinh nên tận dụng để đọc trước đề

B2: Gạch chân keywords: là những từ biểu thị nội dung chính của câu, nếu không có chúng thì nghĩa của câu sẽ không hoàn chỉnh hoặc bị hiểu sai theo một cách khác.

Ví dụ:
What is the woman talking about? (Người phụ nữ đang nói về việc gì?)
  • A. How to change the topic of the term paper. (Làm cách nào để thay đổi đề tài của bài nghiên cứu.) 
  • B. When and where to hand in a term paper. (Nộp bài nghiên cứu khi nào và ở đâu) 
  • C. How to write a term paper. (Làm cách nào để viết một bài nghiên cứu) 
  • D. The list of topics for a term paper. (Danh sách đề tài cho bài nghiên cứu) 
(Tham khảo đề thi mẫu Trường Đại học Ngoại Ngữ) 
Khi nhìn vào các lựa chọn, có thể thấy rằng tất cả các câu A,B,C,D đều nói đến một đối tượng cụ thể là “term paper”. Sự khác biệt giữa các lựa chọn không nằm ở từ này => “term paper” không phải là keywords, việc gạch chân chúng lặp đi lặp lại 4 lần là không cần thiết. 
Gạch chân các từ giúp thí sinh hiểu được nghĩa câu một cách ngắn gọn và trọn vẹn nhất. Ví dụ trong câu A, chỉ với ba từ howchange và topic thí sinh đã có thể hiểu nghĩa của câu mà không cần gạch thêm. Việc không gạch chân chữ “to” cũng không ảnh hưởng đến việc hiểu nghĩa câu A => “to” không phải là keyword.
Ngược lại, nếu không gạch chân chữ how mà chỉ gạch chân chữ change và topic thì nghĩa của câu sẽ không hoàn chỉnh,  “thay đổi đề tài” sẽ khác với “làm cách nào để thay đổi đề tài” => “How” là 1 keyword.   
CÓ THỂ THẤY, KEYWORDS KHÔNG PHẢI TỪ LẶP ĐI LẶP LẠI NHIỀU MÀ LÀ TỪ GIÚP CHÚNG TA PHÂN BIỆT ĐƯỢC Ý NGHĨA CỦA CÂU VỚI NHỮNG CÂU KHÁC.

B3: Tập trung nghe và lựa chọn đáp án

Phần 2: Thí sinh sẽ được nghe ba đoạn hội thoại (thường là giữa 1 người nam và 1 người nữ) kéo dài khoảng 1 đến 3 phút. Các cuộc hội thoại này xảy ra trong bối cảnh hằng ngày, nội dung xoay quanh cuộc sống của người nói. Mỗi đoạn hội thoại sẽ tương ứng với 4 câu hỏi (4 lựa chọn A,B,C,D). Trước khi nghe thí sinh sẽ có 20 giây để đọc 4 câu hỏi và các lựa chọn, sau khi nghe có 20 giây trống để chuyển sang đoạn hội thoại tiếp theo. 

B1: Đọc đề và xác định người tham gia hội thoại.
Trước khi đọc câu hỏi, cần đọc qua đề chung cho cả 4 câu.
Ví dụ: Questions 9 to 12. Listen to the discussion between two exchange students Martha and Peter

B2: Đọc câu hỏi và các lựa chọn
Thí sinh có 20 giây để đọc 4 câu hỏi cho một đoạn hội thoại.

B3: Gạch chân / khoanh tròn keywords
Bước này cần được thực hiện sau mỗi lần đọc câu hỏi, đọc câu nào thí sinh gạch chân và khoanh tròn keywords của câu đó.
Lưu ý: Thí sinh không nên bỏ qua các từ hỏi như why, which, what, where và how vì chúng đóng vai trò quan trọng giúp người nghe xác định nội dung cần nghe. 

B4: Tập trung nghe và chọn đáp án

Phần 3: Thí sinh sẽ có 30 giây để đọc 5 câu hỏi và lựa chọn, sau đó có 15 giây trống để chuyển sang bài nói tiếp theo. Các câu hỏi sẽ xoay quanh nội dung bài nói. Dạng bài này tương đối khó hơn phần 1 và 2 vì thí sinh sẽ gặp những từ ngữ chuyên ngành (kinh tế, học thuật, khoa học..).
Cách làm:

B1: Đọc hướng dẫn để biết chủ đề nghe

B2: Đọc câu hỏi và các lựa chọn
Đọc nhanh vì các dạng lựa chọn dài, không tập trung nhiều về nghĩa của từ mình không biết

B3: Gạch chân keywords
Bước này cần được thực hiện sau mỗi lần đọc câu hỏi, đọc câu nào thí sinh gạch chân và khoanh tròn keywords của câu đó. Đối với phần thi này, gạch chân keywords hỗ trợ thí sinh trong việc ghi nhớ các lựa chọn một cách dễ dàng hơn.

B4: Nghe và lựa chọn câu trả lời
Thứ tự các câu hỏi cũng được sắp xếp theo thứ tự nội dung trong bài nói, vì vậy thí sinh cần làm lần lượt từ trên xuống dưới (trừ câu hỏi nội dung chính của bài nói là gì). 

Lựa chọn làm đúng không cần làm hết: Nếu độ khó đề thi nghe letls/ Toeic phân bổ đều tất cả các câu trong đề thì phần nghe tiếng Anh B1 Vstep lại có độ khó tăng cấp theo phần thi lần lượt 1, 2, 3. Đối với trình độ B1 tiếng Anh Vstep, yêu cầu điểm trung bình 4 kỹ năng tối thiểu đạt3,75, phần nghe bạn có thể lựa chọn cố gắng làm đúng 2 phần đầu và “ăn may” ở phần thứ 3.

Không bao giờ được chủ quan: Đây là cách duy nhất để tránh “bẫy câu hỏi” của đề thi. Việc quá tập trung để bắt “Keyword” có thể khiến bạn bỏ qua những ý nhỏ dẫn đến bước ngoặc trong đáp án. Vậy nên, hãy nghe hết bài nghe của bạn, không nên bỏ sót thông tin.

Hãy áp dụng ngay những mẹo trên và kiểm tra kỹ năng nghe của bạn với các bài thi thử miễn phí trên Onthivstep.vn!